Hàng năm ở Nhật ghi nhận trung bình hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ. Tuy nhiên chỉ 1 số ít trong số đó có thể khiến cho người dân bắt đầu trở nên lo sợ, thường là cấp 5 trở lên. Những trận động đất cấp 9 như ở Đông Bắc Nhật năm 2011 thuộc vào hàng 1000 năm mới có một.
Trận động đất năm 2011 từng làm dịch chuyển trục trái đất
Tất cả nhà ở Nhật đều được xây theo những tiêu chuẩn động đất rất khắt khe và ngày càng nhiều công nghệ chống động đất ra đời. Bên cạnh rô bốt, dây chuyền tự động hóa, nước Nhật có thể tự hào là một cường quốc về các công nghệ phòng chống thiên tai.
Không chỉ dừng ở mức chống được thiệt hại vật chất mà các công nghệ còn chú trọng cả vào trải nghiệm của người dùng. Ví dụ khi có động đất thì nhà sẽ rung lắc. Bài toán đặt ra là làm sao để cho người trong nhà không cảm thấy khó chịu vì nhà rung, nhờ đó tâm lý không bị hoảng loạn và có những biện pháp phòng chống một cách hiệu quả. Một lần ở VN tác giả đã được trải nghiệm động đất, dù chỉ động đất nhẹ thôi nhưng cũng thấy rất chóng mặt. Trong khi sang Nhật, có lần động đất tới 5 độ mà vẫn ko hề cảm thấy chóng mặt. Cảm giác chỉ giống như đang ngồi trên đu quay. Công nghệ chống động đất bằng con lắc đặt trên đỉnh toà nhà
Với động đất cấp 3, nhà bắt đầu rung lắc, đèn và các vật treo trong nhà bắt đầu đung đưa. Động đất loại này thì nhiều, chẳng có gì nguy hiểm và người Nhật cũng quá quen rồi nên họ cũng chẳng quan tâm lắm. Còn ở VN thì hãy tưởng tượng thế này. Người dân ra đứng đường bàn tán, học sinh đến lớp kể cho nhau, báo đài đưa tin và các “chuyên gia” vào cuộc phân tích mổ xẻ chán chê. Cuộc sống nhàm chán ngày thường nay bỗng có một vài điểm sáng thú vị. Cùng một thế giới, hai đất nước, hai câu chuyện!
Theo du học Nhật Bản
Học tiếng Nhật cấp tốc cùng Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc
Tham khảo thêm bài viết:
]]>
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!