Du học Nhật Bản YOKO viết bài này theo yêu cầu của 1 vài bạn. Nó dựa trên những gì mình đã trải qua hi vọng sẽ có ích gì đó cho mọi người.
Học tiếng Nhật
Mình học tiếng nhật có vẻ khác nhiều người. Bởi họ đi trung tâm này kia để học. MÌnh có đi các trung tâm để học nhưng thấy thực sự chất lượng giáo viên ở các trung tâm không cao nên mình bỏ và quyết định tự học tiêng nhật đc 1 năm trước khi sang Nhật. Trong quá trình tự học mình thấy rằng:
Về ngữ pháp
nên tập trung học cho thật chắc ngữ pháp đến N3 vì đây là những nền tảng để bạn có thể nói, viết. Khi học hãy lấy thật nhiều ví dụ, áp dụng vào nhiều ngữ cảnh và nếu có cơ hội hãy sử dụng nó vs người Nhật. Ngữ pháp mình thấy có 1 vấn đề mà nhiều người khá lúng túng. Đó là về giới từ. Khi nào ni, khi nào de, khi nào ga, khi nào wa.
Mình thấy trong cuốn mina có khá nhiều ví dụ hãy ghi nó lại và lấy ví dụ để nhớ(với mình là vậy nhé). Chả hạn nhặt đc cái gì ở đâu sẽ là ” Doko de nani wo hirou”, dán cái gì treo cái gì ngâm cái gì vào đâu sẽ là ” Doko ni nani wo haru/tsukeru/kakeru”. Giới từ là cái làm nên nét đẹp trong tiếng nhật. Sử dụng đúng giới từ mình nghĩ người nhật sẽ khá khâm phục bạn khi giao tiếp vs bạn.
Về từ vựng
Học theo kiểu nhồi nhét sẽ không có hiệu quả. Vì cái chúng ta cần là việc ghi nhớ lâu dài. Theo mình để biết đc nhiều từ mới hãy tạo thói quen đọc. Đọc nhiều sẽ tăng khả năng đọc hiểu(cái này cực kì quan trọng), tăng vốn từ, và tăng khả năng lí giải ý nghĩa chứ Hán. Ngoai ra còn có các từ có nghĩa giống nhau nhưng cách sử dụng khác nhau.
Vì vậy hãy tìm hiểu trên các diễn đàn, hỏi đáp. Hay đơn giản nhất là mua cuốn kim từ điển của nhật và sử dụng phần NHật – Nhật vì nó sẽ lí giải hết. Mình nghĩ khi sang nhật học mọi người trang bị 1 cái. Nó có ích như thế nào thì khi học bạn sẽ hiểu.
Về nghe
Trước đây hồi còn ở Việt Nam mình nghe nói kém vì tự học chả giao tiếp đc vs ai. Nhưng đến khi sang nhật có môi trường chả hiểu từ lúc nào nó lại thành điểm mạnh của mình. Mình thấy nghe các bài hát tiếng nhật cũng khá là có ích. Cái này mình vẫn đang thực hành. Ngoài ra các bài luyện nghe trong các giáo trình Mina, trong Noryoku shiken hay EJU.
Về chữ Hán tự
Chúng ta là người Việt Nam nên có lợi thế làm âm Hán Việt. Hãy biết tận dụng nó. Mỗi một chữ Hán hãy tra âm Hán Việt, nghĩa.
MÌNH LƯU Ý 2 ĐIỂM:
- Học bất cừ 1 ngôn ngữ nào hãy yêu lấy nó vì chỉ có yêu nó thì bạn mới có yaruki(hứng thú) để mà học.
- Khả năng đọc hiểu là cực kì quan trọng. Hãy tập cho mình việc đọc hiểu mỗi ngày. Báo, tạp chí, kí sự, tiểu thuyết gì đó. Hiện tại trên lớp bọn mình có 1 giờ là Tadoku. Bọn mình đều được luyện đọc tiểu thyết, những bài phê bình, truyện ngụ ngôn,… Khả năng đọc hiểu tốt thì khi thi EJU hay JNPT sẽ chả phải lo lắng nhiều đâu.
Vấn đề thi cử
Sơ lược quá trình thi đại học: Tháng 6 thi EJU lần 1-> tháng 11 thi EJU lần 2-> nộp hồ sơ thi đại học và thi ( từ tháng 10- tháng 3).
Thi trường công hay tư thì yêu cầu các môn thi và điểm EJU cũng sẽ khác nhau. Nhưng đã mất công Du Học sao không cố gắng thực sự để vào trường công lập? Việc ôn thi để vào trường công lập tuy vất vả nhưng nếu đỗ thì bạn sẽ đc nhiều hơn những gì bạn bỏ ra. Và giả sử nếu bạn có trượt trường công đi chăng nữa thì điểm EJU ấy vẫn sử dụng ngon cho trường tư. Vì vậy mình sẽ đi sau về việc ôn thi bên trường công nhé.
Mình thấy để có chiến lược thi đại học thật hiệu quả. Hãy xác định bạn muốn học gì và xem ngành đó thuộc khối nào của nhật. Bên nhật chia ra làm 2 khối Rikei(khối ngành công): kĩ thuật, điện tử, nông, kiến trúc,… Cơ bản như khối A-B của mình. Khối Bunkei(nhân văn): kinh tế, giáo dục,.. cơ bản như khối C-D của mình. Thi EJU và thi đại học bên bunkei và Rikei sẽ khác nhau.
Thi EJU: bên bunkei sẽ thi Toán 1(toán cơ bản), Môn tổng hợp (lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế), và tiếng Nhất. Bên Rikei sẽ là Toán 2( toán cao cấp), Lý -Hóa-Sinh (chọn 2 trong 3 môn này để thi. Việc chọn như thế nào thì tùy vào ngành mà bạn sẽ học. NHưng thông thường mọi người chọn Toán – Lý Hóa vì như set ở Việt Nam rồi) và tiếng Nhật.
Thi đại học bên Bunkei thông thường sẽ thi viết luận và phỏng vấn( cũng có trường nó thi thêm tiếng anh. NHư trường đại học quốc lập tình Shiga mà mình vừa thi xong là thi Tiêng Anh và phỏng vấn). Bên Rikei sẽ thi Toán-Lí-Hóa và phỏng vấn. Việc thi Toán-Lí_Hóa là giải ngay trên bảng, trả lời định lí hay gì đó. Cái này mình k quá rõ vì mình học bên Bunkei.
Kết quả đỗ đại học là tổng hợp của điểm EJU và kì thi tổ chức ở trường mà mình đã đề cập ngay trên. Vì vậy để vào đc trường tốt hãy cố gắng lấy điểm EJU thật cao vào nhé. Theo mình số điểm an toàn bên Bunkei tầm trên 650 trở lên, bên Rikei là trên 600.
Ngoài ra lưu ý 1 điểm là các trường đại học công lập hầu hết đều yêu cầu bằng Toeic hoặc Toefl. Vì vậy hãy ôn tập cả tiếng anh để thi Toeic hoặc Toefl cho cao vào nhé!
Tham khảo: Suối nước nóng (onsen) ở Nhật Bản
Trong 2 năm học tiếng bạn phải làm tưng đó việc, cộng cả Baito nên sẽ cực kì vất vả. Hãy tin rằng mọi sự vất vả mà bạn đang trải qua sẽ được đến đáp xứng đáng vì ông trời không lấy đi của ai bất cứ 1 cái gì đâu.
Chúc cho những bạn sắp và đã sang nhật học tập tốt và thi vào những trường mà mình mong muốn nhé!
Bài viết liên quan:
- Vẻ đẹp rực rỡ của hoa Cẩm Tú Cầu vào mùa mưa
- 10 điều cấm kị ở Nhật Bản
- 4 kinh nghiệm bỏ túi khi đi du học Nhật Bản
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!