Trọng Âm Tiếng Nhật Và Sự Khác Biệt Cách Đánh Trọng Âm Giữa Các Vùng Miền

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on linkedin
LinkedIn

Trong mỗi từ vựng tiếng Nhật đều có trọng âm. Trọng âm tiếng Nhật chủ yếu là trọng âm không đều, trọng âm này được xác định theo từ. Có một số từ trong tiếng Nhật có cách phát âm tương tự nhau nhưng nhờ trọng âm mà chúng ta có thể phân biệt chúng. Hãy cùng tìm hiểu cùng Trung tâm Yoko nhé.

NGUYÊN TẮC VỀ ÂM CỦA TIẾNG NHẬT

Chẳng hạn, 雨 (mưa) và 飴 (kẹo) đều được phiên âm là “ame”. Nhưng chúng có trọng âm khác biệt. 雨 (mưa) được đọc là 「a\me」(tức là phần đầu đọc cao hơn) trong khi đó  飴 (kẹo) được đọc là「a/me」(kiểu âm bằng). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng \để nói về âm đi lên; còn / để chỉ âm bằng).

Nhiều người nhận xét rằng, sự lên xuống của trọng âm tiếng Nhật nếu nói theo ngôn ngữ âm nhạc thì tương tự như sự lên xuống của âm giai.

Mặc dù những từ tiếng Nhật có cách phát âm giống được phân biệt bằng trọng âm. Tuy nhiên không phải lúc nào khác trọng âm cũng có nghĩa khác nhau. Đối với tiếng Nhật, ở các vùng miền khác nhau có thể có những cách đánh trọng âm khác nhau cho cùng một từ. Điều đó có nghĩa là một số từ khác trọng âm  nhưng vẫn nghĩa như cũ.

Ví dụ:

教育 (kyō’iku- giáo dục) theo giọng Tokyo thì có cách đọc là 「kyo/ーiku」, nhưng theo các nhà chuyên môn 教育 lại được đọc là「kyo\ーiku」. Hoặc 財政 (zaisei  – tài chính), theo giọng Tokyo có cách đọc là「za/iseー (za/isei)」, nhưng lại được đọc là「za\iseー」 bởi các nhà chuyên môn.

Trọng Âm Tiếng Nhật Và Sự Khác Biệt Cách Đánh Trọng Âm Giữa Các Vùng Miền 1

Đọc thêm: Từ Vựng Tiếng Nhật Về Chủ Đề Du Lịch Bạn Nên Tìm Hiểu

SỰ THAY ĐỔI VỀ ÂM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, trọng âm trong tiếng Nhật đang có xu hướng bằng hóa. Điều này có thể thấy rõ ràng trong một số từ ngữ thường ngày,

ví dụ:

電車 (densha –xe điện) từ cách đọc「de\nsha」đang dần chuyển thành「de/nsha」. Mặc dù cách đọc của một số từ đang thay đổi, nhưng nghĩa của chúng vẫn giữ nguyên.

Trên thực tế, trọng âm theo phương ngữ Nhật đều có bắt nguồn từ một hệ thống ngôn ngữ có trọng âm hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, trải qua lịch sử nhiều năm, phương ngữ Nhật Bản ở các vùng miền dần dần trở nên khác biệt. Hiện nay, mỗi vùng sẽ có thể có cách nói trọng âm khác nhau.

Trọng Âm Tiếng Nhật Và Sự Khác Biệt Cách Đánh Trọng Âm Giữa Các Vùng Miền 2

NGUYÊN TẮC VỀ TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG NHẬT

Trọng âm vùng Tokyo được đánh giá là đơn giản hơn so với trọng âm nhiều vùng khác và đây là dạng trọng âm được dùng rộng rãi nhất tại đất nước mặt trời mọc.

Nếu trọng âm vùng Tokyo được đánh giá là đơn giản thì trọng âm vùng Kyoto- Osaka lại là dạng trọng âm phức tạp nhất vì nó có sự đa dạng và biến hóa rất lớn trong việc lên và xuống giọng.

Một số vùng khác như vùng đô thành của Kyushuu thì khi nói chỉ có một loại trọng âm. Đây là loại trọng âm mà âm cuối của các từ đều lên giọng. Do chỉ có một loại trọng âm nên nếu chúng ta chỉ nghe từ và không đặt từ trong ngữ cảnh cụ thể thì đôi khi rất khó để phân biệt nghĩa của các từ.

Có một loại trọng âm đặc biệt được sử dụng nhiều ở những khu vực như Kagoshima. Vì chỉ có 2 loại trọng âm nên bất cứ từ nào ở vùng này đều có thể được nói nhấn ở âm đầu hoặc âm cuối.

Trọng âm trong tiếng Nhật trước đây khá khó, nhưng dần dần trọng âm đã đơn giản hơn rất nhiều và rất nhiều từ đã không còn trọng âm. Việc phân biệt nghĩa của từ đang dần được đưa vào bối cảnh dùng từ.

Do đó, những người đang học tiếng Nhật, có mong muốn du học Nhật Bản, hoặc đi xuất khẩu lao động,… không cần quá lo lắng về vấn đề sự khác biệt trọng âm giữa các vùng miền của Nhật Bản.

5/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Comment

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN