Du học Nhật Bản YOKO xin được giới thiệu về cách nói chuyện với người Nhật. Nói chuyện là cả một nghệ thuật mà mình vẫn đang cố gắng hoàn thiện chứ chưa dám truyền đạt cho ai cả, nên ở đây chỉ viết một vài kinh nghiệm của mình thôi, không phải bí quyết gì cả.
Giao tiếp cơ bản
Người Nhật nói chung là giao tiếp không tốt lắm vì họ hay e dè, cẩn thận, lịch sự quá. Điều này dẫn đến ấn tượng là họ không thân thiện. Nhưng không hẳn vậy. Một khi mình đã nhờ vả, nhiều khi họ sẵn sàng dẫn mình đi tìm đường, đi làm gì đó mà mình chưa hiểu, hoặc tìm hiểu thông tin hộ rồi mấy ngày sau liên lạc lại.
Tránh nói những chuyện thuộc về đời tư cá nhân: đã có vợ chồng con cái chưa, bao nhiêu tuổi, làm việc gì ở đâu, học đại học ở Nhật Bản hay không. Tuy nhiên nếu họ đã tự nói ra trước thì có thể dựa vào đó phát triển thêm ý, nhưng đừng đi sâu quá, hoặc hết câu này đến câu khác như tra hỏi là không được.
Riêng hai điều riêng tư sau lại hỏi được, mà nên hỏi vì nó có thể phát triển thêm cuộc nói chuyện dài dài. Đó là quê quán(ご出身(しゅっしん)はどちらですか?), nơi ở(お住(す)まいはどちらですか?). Sau khi họ nói rồi thì mà mình có ý liên hệ thì nên tiếp nối ngay vào. Ví dụ: tôi cũng ở gần đó, hoặc trước đây hay đi ngang qua đó, hoặc nghe nói nơi đó có cái này cái nọ, phải vậy không… Nói sai cũng chẳng sao, ai biết đâu đấy, mà có khi họ đính chính lại thì lại càng có cơ hội phát triển hội thoại.
Đọc thêm: Chi phí du học Nhật Bản tốn bao nhiêu tiền?
Giao tiếp trong tình huống
Ngoài nội dung nói về họ như vậy thì có thể tự nói về mình, ví dụ tiếng Nhật của mình, mình không hiểu cái này cái nọ, mình muốn đi chỗ này chỗ nọ xem sao, anh có biết không… Đừng có kể lể tôi khổ lắm, nghèo lắm, muốn cái này mà không có… khiến họ bối rối không biết làm thế nào. Ý là đừng có tỏ vẻ để họ thương xót hay có ý cầu cạnh họ. Nhưng nếu họ gợi ý hỏi về cái gì đó của mình, ví dụ học tiếng Nhật khó thế thì làm thế nào, làm sao mà sang được Nhật chẳng hạn, thì cũng có thể nói là bố mẹ rất cố gắng cho tôi, tôi cũng khá bận bịu làm arubaito nên ít có dịp gặp bạn bè như anh…
Nói chung là người Nhật ít khi có dịp gặp người nước ngoài mà lại biết tiếng Nhật (tùy môi trường nhé), nên họ sẽ tò mò hỏi về Việt Nam đấy. Lúc đó thì cứ ba hoa lên, nhưng đừng có tự ca ngợi Việt Nam lên mây xanh, không có nhỡ đâu họ đi Việt Nam thật (rất có khả năng) mà thấy khác xa quá là mất uy tín đấy.
Ngoài các đề tài trên thì cũng có thể nói về các đề tài vô cùng là chung chung, vô thưởng vô phạt: món ăn Nhật, món ăn Việt Nam, cách ăn mặc kỳ dị của một số thanh niên, tencho kibishi, dân số Nhật già, Việt Nam trẻ, văn hóa Nhật, văn hóa Việt Nam… Tránh những đề tài gì gây tranh cãi như là chủ quyền quốc gia, chính trị, đánh Mỹ đánh Trung Quốc, bom nguyên tử.
Đề tài gì bắt họ suy nghĩ tìm câu trả lời cũng không nên nói, ví dụ động đất thì làm thế nào, có sợ không… tất nhiên thân rồi thì không sao. Nói chung là người Việt trẻ rất có khiếu nói chuyện so với người Nhật trẻ, nhưng người Việt trẻ sẽ không biết nói chuyện nhiều bằng người Nhật lớn tuổi. Ai nói chuyện tốt hơn cứ để người đó dẫn dắt, nhưng không nên cứ 1 bên hỏi, 1 bên trả lời, mà nên đưa đẩy 2 bên.
Đọc thêm: Hồ Sơ Và Thủ Tục Du Học Nhật Bản Cần Những Gì Cập Nhật Mới Nhất 2022
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!