Món ăn ngày Tết của người Nhật

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on linkedin
LinkedIn

9 Vào năm mới, mọi người đều được nghỉ từ ngày mùng một đến ngày mùng ba tháng một. Cuối năm, mọi gia đình người Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền, chào đón năm mới đến. Bonenkai nghĩa ra là “tiệc họp mặt quên đi năm cũ”. Trong một buổi Bonenkai, lượng rượu bia được tiêu thụ lên tới con số khổng lồ. Bonenkai thường được tổ chức ở ngoài quán, thường là những quán ăn theo phong cách truyền thống của Nhật Bản, mọi người ngồi chung một bàn dài, tạo nên không khí rất ấm cúng, tuy nhiên, nhiều công ty cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, nơi có sẵn những trang thiết bị cần thiết như: nhạc cụ, dàn âm thanh, máy chiếu… không khí khi đó sẽ trang trọng hơn, phù hợp với những công ty lớn. Món ăn được yêu thích nhất trong tiệc Bonenkai là lẩu! Lẩu gần như luôn có mặt trong thực đơn của Bonenkai, sau sushi và sashimi. Xem Thêm: Kawakami-inu: Hậu duệ của chó sói Nhật Bản Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng. 4 Chúng ta chưng dụng những cành đào cành mai tự nhiên để trang hoàng nhà cửa thì người Nhật Bản…dùng bánh ngọt để tạo ra một vật trang trí đặc biệt gọi là Mochibana. Mochi nghĩa là các loại bánh được làm từ gạo (gạo tẻ, gạo nếp), bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi…một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những cành “hoa bánh” mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến Vào đêm giao thừa, người ta thường ăn món toshikishi soba (mì kiều mạch), một loại mì sợi dài, tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài. Nếu như tất cả các món ăn của osechi đều phải được chuẩn bị từ trước Tết thì lại có một món ăn được làm vào đúng dịp năm mới. Đó là ozoni. Xem thêm: KAGAMIMOCHI và tâm linh của người Nhật Buổi sáng đầu tiên của năm, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết.

5

Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết. Zoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế được là mochi. Có thể nói, mochi chính là cái hồn của món ăn này. Như vậy, tại xứ sở mặt trời mọc, các món ăn dịp Tết nơi đây cũng rất phong phú và đa đạng. Nếu có dịp đón năm mới tại Nhật Bản, bạn nhớ hãy thử qua những món ăn này nhé ! Nguồn: Du học Nhật Bản YOKO]]>

Bình chọn post

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Comment

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN