Trong quá trình làm quen với từ vựng tiếng Nhật, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều từ biến âm. Chẳng hạn, tình yêu trong tiếng Nhật là “koi”, người là “hito”, nhưng khi ghép hai từ “koi” và “hito” để được một từ với nghĩa “người yêu” ta lại có “koibito”. Khi nhìn vào từ này ta có thể thấy, chữ “hito” (người) đã được biến âm thành “bito”. Tại sao lại phải biến âm như vậy? Mời các bạn tìm hiểu thêm với Trung tâm Yoko nhé!
BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ BIẾN ÂM TRONG TIẾNG NHẬT?
Hãy cùng chúng tôi làm một phép thử sau:
- Cùng phát âm từ “chinkin” (賃金) nào!
- Sau khi đã nói “chinkin” bạn cảm thấy việc phát âm có dễ không? Lúc này hãy thử nói “chingin”.
Sau thử phát âm hai từ trên, bạn nhận thấy điều gì? Có phải “chingin” dễ phát âm hơn hẳn hay không?
Đó chính là lý do tại sao lại cần đến biến âm trong tiếng Nhật. Một số âm trong tiếng Nhật khi ghép với nhau khiến việc phát âm trở nên khó hơn, để dễ đọc cũng như tránh nhầm lẫn thì biến âm đã xuất hiện.
Cùng xem một số ví dụ nhé.
- 手 te + 紙 kami = てがみ tegami (ka thành ga) (lá thư)
- 脱 datsu + 出 shutsu = だっふつ dasshutsu (tsu thành âm lặp tsu nhỏ) (thoát ra)
- 近頃: chika (gần) và koro (dạo) thành chikagoro = “dạo này” (koro được đổi thành goro)
- check順風満帆: “jun + fuu + man + han” thành jumpuumampan mang nghĩa “thuận phong mãn phàn” (thuận lợi như gió căng buồm).
- checkそれぞれ: sorezore (lần lượt là, từng cái là)
Lưu ý, đối với tiếng Nhật, các âm đục thường dễ phát âm hơn so với các âm trong điều này hoàn toàn trái ngược với tiếng Việt.
QUY TẮC SỬ DỤNG BIẾN ÂM TRONG TIẾNG NHẬT
HÀNG “HA” (HA; HI; FU; HE; HO)
- Quy tắc: Hàng “ha” (ha; hi; fu; he; ho) được biến âm thành hàng “ba” (ba; bu; bi; be; bo)- đây vốn là âm đục của hàng “ha”.
- は ひ ふ へ ほ chuyển thành ば び ぶ べ ぼ
- Ví dụ “koi + hito” thành “koibito”.
HÀNG “KA”
- Quy tắc: Hàng “ka” thì chuyển thành hàng “ga”
- か き く け こ chuyển thành が ぎ ぐ げ ご
- Ví dụ: 近頃: “chika + koro” thành “chikagoro”.
HÀNG “SA”
- Quy tắc: Hàng “sa” chuyển thành “za”
- さ し す せ そ thành ざ じ ず ぜ ぞ
- Ví dụ: 矢印 (dấu mũi tên): “ya + shirushi” thành “yajirushi”.
HÀNG “KA”
- Quy tắc: Hàng “ka” được tiếp nối bởi một âm hàng “ka” khác chuyển thành âm lặp
- Ví dụ: 国旗 (quốc kỳ): “koku + ki” phải thành “kokki” chứ không phải là “kokuki” hay “kokugi”.
HÀNG “HA” THEO SAU “TSU”
- Quy tắc: Hàng “ha” theo sau “tsu” つ thì chữ “tsu” biến thành âm lặp; còn hàng “ha” thì thành “pa”.
- は ひ ふ へ ほ chuyển thành ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ
- checkVí dụ: 活発(かつ+はつ)thành かっぱつ, “katsu + hatsu” chuyển thành “kappatsu”.
HÀNG “KA” ĐI SAU “N”
- Quy tắc: Hàng “ka” đi sau “n” (ん) được chuyển thành hàng “ga”
- か き く け こ chuyển thành が ぎ ぐ げ ご
- Ví dụ: さんかい (tầng 3): “sa + n +kai” thành “sangai”.
HÀNG “HA” ĐI SAU “N”
- Quy tắc: Hàng “ha” đi sau “n” (ん) được chuyển thành hàng “pa” hoặc “ba” (ít hơn)
- は ひ ふ へ ほ chuyển thành ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ
- Ví dụ: 根本=こんぽん (căn bản): “kon + hon” thành “kompon”.
ÂM “N” (ん)
- Âm “n” (ん) ở ngay trước hàng “pa”/ “ba”/ “ma” thì phải đọc là “m” thay vì “n”
- Ví dụ: 根本=こんぽん đọc là kompon; 日本橋=にほんばし đọc là nihombashi, あんまり đọc là ammari
Đây là những quy tắc biến âm chung và cơ bản nhất, ngoài ra còn có một số trường hợp đặc biệt. Hãy cùng Du học Nhật Bản Yoko tìm hiểu sau nhé!
Còn rất nhiều bài viết thú vị khác tại đây:
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!