Bí ẩn đằng sau những chiếc mặt nạ trong văn hóa Nhật Bản

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on linkedin
LinkedIn

Mặt nạ đã tồn tại từ rất lâu trong văn hóa Nhật Bản và trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong các lễ hội tâm linh của đất nước mặt trời mọc. Theo các nhà nghiên cứu sử học tại đây cho biết mặt nạ đã xuất hiện cách đây khoảng gần 2000 năm. Vậy bí ẩn đằng sau những chiếc mặt nạ trong văn hóa Nhật Bản là gì? Cùng du học Nhật Bản Yoko khám phá.

Ý nghĩa của mặt nạ trong văn hóa Nhật Bản

Cũng giống như văn hóa của đa số các quốc gia trong khu cực Châu Á, Nhật Bản rất quan tâm đến yếu tố tâm linh. Nền nông nghiệp của Nhật Bản rất được coi trọng mặc dù Nhật Bản được coi là nước công nghiệp phát triển. Chính vì thế họ thường tổ chức các nghi lễ cầu thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

bi-an-dang-sau-chiec-mat-na-nhat-1
Mặt nạ Nhật – đại diện cho thần linh

Trong các lễ hội liên quan đến các vị thần và thần linh của người Nhật, họ sẽ đeo những chiếc mặt nạ đại diện cho vị thần đó.

Mặt nạ lễ hội

Hiện nay ở thành phố Ha-ma-da thuộc tỉnh Shi-ma-ne – nơi vẫn còn lưu trữ các lễ hội truyền thống lâu đời. Một trong số đó là lễ hội mang tên I-wa-mi Ka-gu-ra. Tại buổi lễ người ta trình diễn những điệu nhảy liên quan đến thần linh hoặc tái hiện một thần thoại nào đó nhằm bày tỏ lòng cảm tạ đối với các vị thần linh đó.

bi-an-dang-sau-chiec-mat-na-nhat-2
Lễ hội I-wa-mi Ka-gu-ra trình diễn những điệu múa liên quan đến thần linh.

Mặt nạ biểu tượng cho thần sấm

Thần E-bi-su được cho là vị thần hộ mệnh trong ngư nghiệp, nông nghiệp và thương mại Nhật Bản. Trong truyện thần thoại của Nhật Bản, Su-sa-no’o no Mi-ko-to, Thần E–bi –su là thần biển và sấm sét. Thần đã tiêu diệt quái vật Ya-ma-ta no O-ro-chi. Gương mặt thần E-bi-su lúc nào cũng bóng láng với nụ cười hồn nhiên. Thần có đôi mắt mở to, chân mày rậm, miệng rộng với hàm răng nghiến chặt. Đó là một biểu tượng của một cơ thể cường tráng.

bi-an-dang-sau-chiec-mat-na-nhat-3
Mặt nạ biểu tượng cho thần Sấm tại Nhật Bản

Mặt nạ hình cáo

Chiếc mặt nạ mô phỏng hình dáng của loài cáo tượng trưng cho điềm gở và tai ương. Cáo là con vật thường xuất hiện trong các câu chuyện truyền thuyết của người Nhật.

Mặt nạ thần lửa

Thần lửa được đại diện bởi nhân vật nam Hyot-to-ko – là nhân vật đại diện cho thần lửa. Khởi nguyên của thần lửa Hyot-to-ko là một bé trai chuyên dùng một ống tre để thổi lửa trong bếp. Thần lửa được coi là tượng trưng của sự thịnh vượng. Nhân vật nữ O-ka-me luôn đi kèm và bổ sung cho thần lửa. Người Nhật tin rằng O-ka-me luôn mang lại hạnh phúc.

Mặt nạ Noh

Ngoài những chiếc mặt nạ đại diện cho thần linh, người Nhật còn dùng những chiếc mặt nạ trong nền văn hóa hài kịch. Trong đó diêu biểu nhất phải kể đến kịch Noh. Kịch Noh được coi là quốc hồn của Nhật Bản. .Kịch Noh có 5 hình thái chính: Kanzen, Komparu, Hosho, Kongo và Kita. Mặt nạ được thiết kế theo tên gọi theo cảm xúc của mặt nạ được thể hiện, âm nhạc dân gian với nhạc cụ truyền thống, lời là những câu thơ thất – ngũ, ít câu, ít chữ, nhưng nhiều ẩn ý.

bi-an-dang-sau-chiec-mat-na-nhat-4

Kịch Noh có các rất nhiều loại mặt nạ, thể hiện các nhân vật khác nhau như: Hannya (loại dùng cho ma quỷ), Ko omote (mặt nạ dành cho nữ)…Ngoài ra còn có các mặt nạ truyện tranh như: Kentoku, Oni-buaku hay Azuki-buaku…. được sử dụng cho tinh thần không phải là con người, mà như ngựa, bò, chó, cua, lợn, sói….

Trên đây là những thông tin chi tiết về bí ẩn những chiếc mặt nạ tại Nhật. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Xem thêm: 

Bình chọn post

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Comment

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN