Du học Nhật Bản YOKO Setsubun nghĩa là “tiết phân”, là ngày trước khi bắt đầu một mùa (xuân, hạ, thu, đông). Mặc dù mang ý nghĩa là “tiết phân” nhưng từ thời Edo trở đi, cụm từ này thường nói về ngày trước của ngày “lập xuân”. Vào ngày này, người ta ném hạt đậu nành (Mame maki) để xua đuổi ma quỷ. Vừa ném vừa hét to “Oni wa soto, Fuku wa uchi” – có nghĩa là “Quỷ ác ra ngoài, Phúc vào trong”. Sau đó, người ta sẽ nhặt những hạt đậu nành đã ném lên và chỉ ăn số hạt đúng bằng với số tuổi của mình với mong muốn trong một năm không bị bệnh tật và nhiều may mắn. Thường thì các ông bố sẽ đeo mặt nạ đóng giả làm quỷ để cho các con ném. Và đây cũng là dịp sum họp gia đình của người Nhật. Một trong những món ăn trong ngày lễ này là Eho-maki (恵方巻), được xuất phát từ việc quảng cáo của một cửa hàng bán rong biển ở Osaka và dần được lan rộng ra cả nước. Trong lễ hội Setsubun khi ăn Ehomaki, thông thường được được để nguyên cả cuộn dài vì người ta cho rằng nếu cắt ehomaki sẽ làm ảnh hưởng đến vận may của năm mới. Và đặc biệt, khi ăn ehomaki, một vật dụng không thể thiếu là một chiếc la bàn. Lý do rất đơn giản, đó là theo truyền thống bạn phải quay mặt về phía eho, hướng may mắn của năm đó. Vì cái tên ehomaki bắt nguồn từ khái niệm Eho, hướng mà vị thần của năm đó ngự trị. Người dân xứ Mặt trời mọc quan niệm rằng, trong ngày lễ Setsubun khi bạn ăn Ehomaki, quay mặt về hướng vị thần may mắn của năm và tập trung vào những ước nguyện của mình trong khi ăn ehomaki thì nó sẽ giúp đem lại may mắn cho suốt cả năm tiếp theo. Và một điều vô cùng quan trọng nữa là phải cố gắng giữ yên lặng từ đầu đến cuối cho đến khi bạn ăn hết, nếu không thì vận may sẽ biến đi mất khi bạn nói. Các bạn hãy ra siêu thị mua một túi đậu về để tối mai cùng nhau ném quỷ nào Đọc thêm:
]]>
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!