Kiến Thức Cơ Bản Về Tính Từ Trong Tiếng Nhật

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on linkedin
LinkedIn

Tính từ trong tiếng Nhật cũng được sử dụng để miêu tả và thực hiện chức năng bổ nghĩa cho danh từ. Có hai loại tính từ cơ bản là tính từ đuôi “i”- những từ kết thúc bằng âm “い”  (chẳng hạn: です (desu) – mới) và tính từ đuôi “na”- những tính từ có kết thúc bằng đuôi “な” (ví dụ ひまな (himana)- rảnh rỗi). Cùng Trung tâm Yoko tìm hiểu nhé!

Trong tiếng Việt và tiếng Anh, khi sử dụng tính từ, chúng ta chỉ cần đưa tính từ phù hợp vào câu. Nhưng trong từ vựng tiếng Nhật, tính từ phải được chia để tùy theo thì của câu, tùy theo tính chất câu (lịch sự hay thông thường).

TÍNH TỪ ĐUÔI “い”

Với tính từ đuôi “い” , chúng ta sẽ sử dụng tính từ “おおきい” (Ōkī) có nghĩa là “lớn” để làm ví dụ trong các trường hợp cụ thể.

TRONG CÂU MANG TÍNH CHẤT LỊCH SỰ

Thì hiện tại

  • Câu khẳng định: Tính từ + “です” (Ví dụ: おおきいです (Ōkīdesu) )
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い” ) + “くない です”(Ví dụ: おおきくないです (Ōkikunaidesu) – không lớn )

Thì quá khứ

  • Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) + “かった です”(Ví dụ: おおきかったです(Ōkikattadesu)).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) +  “くなかった です” (Ví dụ: おおきくなかったです (Ōkikunakattadesu)).

TRONG DẠNG CÂU THÔNG THƯỜNG

Khi nói với bạn bè, người thân, người quen, không cần thêm đuôi “です”. Như vậy, ta có:

Thì hiện tại

  • Câu khẳng định: Tính từ (không cần thêm đuôi “です”(Ví dụ: おおきい (Ōkī)).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い” ) + “くない”(Ví dụ: おおきくない(Ōkikunai)).

Thì quá khứ

  • Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) + “かった”(Ví dụ: おおきかった (Ōkikatta)).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “い”) +  “くなかった” (Ví dụ: おおきくなかった(Ōkikunakatta)).

Tính Từ Trong Tiếng Nhật 2

Đọc thêm: Học cách nói lời yêu thương bằng tiếng Nhật

TÍNH TỪ ĐUÔI “な”

Với tính từ đuôi “な”, sử dụng tính từ “しずかな” (Shizukana)- yên tĩnh để làm ví dụ trong các trường hợp cụ thể.

TRONG CÂU MANG TÍNH CHẤT LỊCH SỰ

Thì hiện tại

  • Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “です” (Ví dụ: しずかです (Shizukadesu)- yên tĩnh ).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”) + “じゃありません” (Ví dụ: しずかじゃありません (Shizuka jaarimasen)-  không yên tĩnh )

Thì quá khứ

  • Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”)  + “でした”(Ví dụ: しずかでした (Shizukadeshita)).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”)   + “じゃありませんでした” (Ví dụ: しずかじゃありませんでした (Shizuka jaarimasendeshita)).

Tính Từ Trong Tiếng Nhật 3

Tham khảo thêm: Học 4 Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Nhanh Chóng Dễ Hiểu

TRONG DẠNG CÂU THÔNG THƯỜNG

Thì hiện tại

  • Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”)  + “だ”(Ví dụ: しずかだ (Shizukada)).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”)  + “じゃない” (Ví dụ: しずかじゃない (Shizuka janai)).

Thì quá khứ

  • Câu khẳng định: Tính từ (bỏ đuôi “な”)  + “だった” (Ví dụ: しずかだった (Shizukadatta)).
  • Câu phủ định: Tính từ (bỏ đuôi “な”)   + “じゃなかった“ (Ví dụ: しずかじゃなかった (Shizuka janakatta)).

Trên đây là công thức cụ thể giúp các bạn có thể sử dụng tính từ tiếng Nhật một cách phù hợp. Chúc các bạn vận dụng kiến thức về tính từ trong tiếng Nhật một cách hiệu quả. Mọi thắc mắc xin gửi về địa chỉ hòm thư của du học Nhật Bản cùng Yoko nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Comment

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN