TẾT NHẬT BẢN

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on linkedin
LinkedIn

Tết của Nhật được gọi là “oshougatsu” bắt nguồn từ tục lệ đón mừng Toshikamisama tức ” thần năm mới “, vị thần đem lại những mùa vụ bội thu trong việc canh điền. Chữ Oshougatsu còn là một trong những tên gọi đặc biệt của tháng 1.

Các ngày mùng 1,2,3 của tháng 1 được gọi là Sanganichi tức ” ba ngày đầu tiên của năm mới “, các ngày từ 1/1 đến 7/1 được gọi là Matsunouchi tức ” tuần năm mới “. Người ta gọi quãng thời gian này là Oshougatsu.

Oshougatsu là một trong những nghi thức được tổ chức với qui mô gia đình để đón vị thần Toshikamisama. Vị thần này thường đến vào đầu năm, giúp cho mùa màng tươi tốt đen lại sức khỏe cho cả gia đình.

Vào năm mới, các gia đình thường trang trí Kadomatsu tức ” cành thông để ở lối vào nhà “.

Shimekazari tức ” một chiếc dây thừng được trang trí ở lối vào nhà hay trên bàn thờ “.Kagamimochi tức ” hai chiếc bánh làm từ gạo nếp, hình tròn, được xếp chồng lên nhau để trang trí trong dịp tết “. Tất cả đều thể hiện lòng thành để chào đón thần Toshikami.

Được coi là một trong những nghi lễ tồn tại lâu đời nhất trong các nghi lễ của Nhật, tuy nhiên người ta vẫn chưa biết chính xác nó được bắt nguồn từ đâu và bao giờ. Từ khi Phật giáo xâm nhập vào Nhật thì người ta biết đến nghi lễ đón tết này. Trước kia Nhật cũng cử hành đón tết theo âm lịch. Nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ trong âm lịch.

Người Nhật làm gì vào dịp tết?

Họ tặng quà cho nhau nhiều vào dịp tết, và Oseibo chính là món quà cuối năm phổ biến nhất. Người ta tặng quà cho cấp trên, khách hàng, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để thể hiện sự cảm kích với sự giúp đỡ mà những người này dành cho họ.

Bonenkai là một bữa tiệc cho các đồng nghiệp trong cùng cơ quan và ông chủ của họ tức ” tiệc quên năm cũ ” nhằm xóa đi những ký ức không vui của năm đã qua để chào đón để chào đón năm mới.

Omisoka là ngày cuối cùng của năm cũ, họ cũng tổ chức đêm tất niên, mọi người cùng nhau chuẩn bị cho năm mới bằng việc dọn dẹp nhà cửa và đi mua sắm trước đó 1 or 2 tuần. Cũng giống tết Việt Nam dọn dẹp là để quét hết bụi bẩn, không may, muộn phiền của năm cũ. Osechi ryori là món đặc biệt vào ngày cuối năm, họ ăn món Toshikoshi soba vào buổi tối và thức cho đến nửa đêm để nghe 108 tiếng chuông của một ngồi đền gần đó.

Joya no kane là 108 tiếng chuông được gióng lên để tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới, nó xua đuổi quỹ giữ và giải cứu những người tội lỗi đem lại cuộc sống an lành.

THAM KHẢO: Suối nước nóng (onsen) ở Nhật Bản

Nengajou là thiệp mừng cho năm mới họ gửi nó cho bạn bè, người quen, khách hàng.

O toshidama là thứ đặc biệt quan trọng với trẻ em, đây là phong bì đựng lì xì mà bọn trẻ nhận được từ cha mẹ, họ hàng.

Hatsumoude chính là các đền thờ, điện thờ nó chật cứng người từ mùng 1 đến mùng 3 họ tới cầu bình an hạnh phúc.

Omamori là bùa may mắn được giữ như vật phòng ốm đau và tai ương.

Akemashite Omedetou Gozaimasu là năm cũ đang biến đổi…bóng tối nhường chỗ cho ánh sáng..cuộc sống mới bắt đầu…xin chúc mừng! Theo truyền thống vào buổi sáng của năm mới nhiều người bất chấp cái lạnh, họ ra ngoài đường tìm nơi quang cảnh thoáng đãng nhìn về phía Đông háo hức chờ mặt trời lên, bình mình của ngày mới, biểu tượng sức sống mới. Hãy nói câu này khi gặp họ vào dịp tết.

XEM THÊM:

Nguồn : TRUNG TÂM DU HỌC NHẬT BẢN YOKO

]]>

Bình chọn post

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Comment

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN