Lễ hội búp bê Nhật Bản

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on linkedin
LinkedIn

10427306_763472920406558_8178394447385548673_n
Truyền thống chơi búp bê trong ngày của bé gái được bắt nguồn từ Thời kỳ Heian (794-1185), một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản. Ngày xưa người Nhật tin rằng, con búp bê có thể xua đuổi những linh hồn xấu. Vì vậy, họ đã làm ra những búp bê bằng rơm rồi thả xuống sông với mong muốn cầu mong cho những điều không tốt sẽ tránh xa những đứa bé.
Người Nhật gọi ngày hội này là Hina Matsuri (雛祭り), “Matsuri” có nghĩa là lễ hội, “Hina” có nghĩa là búp bê nhỏ, lễ hội còn được gọi là Momo no sekku (桃の節句) nghĩa là lễ hội hoa đào. Và người Nhật chọn ngày 3 tháng 3 hằng năm tổ chức lễ hội, vì đầu tháng 3 còn là thời điểm hoa đào nở rộ ở Nhật.
Lễ hội trở thành ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ cho các bé gái trong gia đình, ước nguyện cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống gia đình sung túc mà các bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn cho con gái của họ. Lễ hội còn là dịp cả gia đình đoàn tụ cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về.
Những con búp bê được người Nhật bày trên một tấm thảm màu đỏ thắm, được xếp thành những tầng bậc cụ thể một cách trật tự.
Ở tầng cao nhất có hai búp bê vua và hoàng hậu mặc trang phục lộng lẫy. Phía sau hai búp bê bày những tấm bình phong bằng giấy vàng, còn bên cạnh có những chiếc đèn lồng đứng vẽ hoa anh đào nở, gọi là bonbori.
10403234_763472847073232_3020207678335444503_n
Ở tầng thứ hai, người Nhật bày 3 búp bê cung nữ. Có hai người ở tư thế đứng, người còn lại thì ngồi. Nhiệm vụ của 3 cô búp bê này là rót rượu sake cho nhà vua và hoàng hậu.
10958334_763472830406567_1545804843676706203_n
Tầng thứ ba có 5 nam nhạc công. Họ cầm trong tay những nhạc cụ khác nhau như trống và sáo. Một búp bê nam cầm quạt chính là ca sĩ của bữa tiệc cung đình.
10945552_763472833739900_6732783019846038428_n
Tại tầng thứ tư, người Nhật bày hai búp bê đại thần, một người già và một người trẻ. Họ thường mang cung tên trong tay.
10945372_763472880406562_3519991237224347109_n
Còn ở tầng thứ năm, có 3 búp bê samurai làm nhiệm vụ bảo vệ vua và hoàng hậu.Các tầng sáu và bảy được bày biện nhiều loại đồ dùng khác nhau, thể hiện sự sang trọng ở hoàng cung.
Các bộ búp bê đều được bày theo trình tự rõ ràng như vậy. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể sắm được cả bảy tầng (búp bê đúng hàng rất đắt! đúng như nghi thức trong hình trên mà thường đơn giản hóa đi, chỉ bày những tầng cơ bản nhất ở trên cùng.
1601203_763472893739894_8797208779946616854_n
Trong ngày lễ Hinamatsuri, trẻ em Nhật còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của lễ hội này. Trong đó, không thể thiếu được món bánh hishi-mochi được làm theo hình kim cương với màu sắc tươi sáng, tượng trưng cho sức sống của mùa xuân. Ăn kèm với hishi-mochi là món bánh giòn hina-arare được làm từ bột gạo với nhiều màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó còn có một đồ uống đặc biệt của ngày lễ các bé gái là món rượu shirozake được làm từ gạo lên men.

 10934021_763472867073230_1320882330520747287_n10259886_763472837073233_2449556467615888952_n

10959591_763472883739895_2134247989639431115_n

Các trẻ em Nhật còn hóa thân thành các con búp bê được bày trong ngày tết Hinamatsuri.
10441292_763472943739889_8036088532389864657_n
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, lễ hội dành cho các bé gái mùng 3 tháng 3 đã trở thành một nét văn hóa độc đáo trong đời sống người dân Nhật Bản.
Mời các bạn đón đọc các bài viết khác:

Theo dõi trang chủ Du Học Nhật Bản cùng YOKO để cập nhật thêm nhiều thông tin mới khác nhé!
 ]]>

Bình chọn post

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Leave a Comment

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN